Kiều và những dư ba lịch sử
Từ khi chuyện Kiều ra đời đến năm 1945, việc nhìn nhận và đánh giá Kiều
Dựa trên hai quan điểm: quan điểm ít nhiều mang tính nhân văn chủ nghĩa
Của các nhà nho tài tử, và quan điểm của nho giáo chính thống ( cho dù
Ngay chính quan điểm này việc đánh giá Kiều đôi khi rất trái ngược )bởi
Cả cuộc đời Kiều là cuộc vật lộn giữa “Tài” “Sắc” với “Mệnh” Chứ
Không phải là sự tranh thắng giữa “Đức” với “Mệnh”.
Ngay ở giữa thế kỷ XIX, việc ca ngợi Thúy Kiều như một tấm gương đạo
Đức về người phụ nữ nho giáo một cách thái quá như học giả Phạm
Quỳnh : “Văn chương chỉ có độc một quyển, vừa là kinh, vừa là phúc âm
Thánh thư của cả một dân tộc…Chuyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta
Còn, nước ta còn”.
Chuyện Kiều cũng đã phải chịu những phản ứng ngược, nhà chí sỹ Huỳnh
Thúc Kháng đã dùng đến cụn từ không thể nặng hơn: con đĩ Kiều!. Điển
Hình là thái độ của Uy Viễn tướng công Nguyễn Công Trứ:
“Đã biết má hồng thì phận bạc/ Trách Kiều nhi chưa vẹn tấm lòng vàng/ chiếc
thoa đành phụ nghĩa Kim lang/ Nặng vì hiếu, nhẹ vì tình thời cũng phải/ Từ
Mã Giám Sinh cho đến chàng Từ Hải/ Cánh hoa tàn đem bán lại chốn thanh
lâu/ Bấy giờ Kiều còn hiếu vào đâu/ Mà bướm chán ong chường cho đến thế/
Bạc mệnh chẳng làm người tiết nghĩa/ Đoạn trường cho đáng kiếp tà dâm/
Bán mình trong bấy nhiêu năm/ Đố mang chữ hiếu mà lầm được ai/ Nghĩ đời
mà gán cho đời”.
“ Diễn nôm” bài này như sau: Kiều vì chữ hiếu mà phụ tình Kim Trọng
Bán mình vào thanh lâu chuộc cha, cũng được. Nhưng đó là lần đầu
tiên, lần gặp Mã Giám Sinh. Đến lần thứ hai, lần gặp Từ Hải, thì vì cái gì?
( trong trường hợp này, nếu thực là một phụ nữ trinh liệt, ắt xẽ tìm đến
cái chết để giữ tiếng thơm). Trường hợp này không thể lấy đạo đức để biện
minh cho hành động. Vậy chỉ có thể nói rằng đó là do căn tính dâm tà mà
ra. Và như thế đoạn trường là đáng kiếp.
Thật ngạc nhiên: một danh sỹ phong lưu hạng nhất, một nhà nho sành sỏi
đủ ngón ăn chơi, một người đã từng tuyên sưng với thế nhân cái triết lý:
“ cuôc hành lạc được bao nhiêu là lãi đấy/ Nếu không chơi thiệt ấy ai bù/
Nghề chơi cũng lắm công phu…” mà lại mạt sát Kiều nặng đến thế?.
Bài này ra đời trong bối cảnh ông vua Tự Đức đang rầm rộ mở cuộc thi
vịnh Kiều với mục đích biến Kiều thành một tấm gương đạo đức theo quan
niệm nho giáo…Có thể với tính ngông sẵn có, Uy Viễn tướng công đã cố
tình tạo ra một tiền lệ như kiểu dùng mo cau để “Che miệng thế gian” ngược
nước với ông vua “ Sính chữ” kia chăng?.
Rốt cuộc, chỉ có nàng kiều là người chịu thiệt!.
*tài liệu từ báo đại biểu quốc hội số:44- 47
05/2012